Cách viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đúng chuẩn

1. Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật là việc trích dẫn, tham chiếu các văn bản pháp luật trong các văn bản khác nhằm xác định căn cứ pháp lý cho các quy định, quyết định hoặc hành động cụ thể. Việc viện dẫn này không chỉ giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc pháp lý mà còn đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong việc áp dụng pháp luật.

Cách viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đúng chuẩnHình minh họa. Cách viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đúng chuẩn

2. Cách viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đúng chuẩn

Theo Nghị định 78/2025/NĐ-CP, quy tắc viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:

– Đối với văn bản được viện dẫn là luậtpháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi viện dẫn phải ghi đầy đủ tên văn bản và năm ban hành; đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi thêm sau tên văn bản cụm từ “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung; trường hợp được sửa đổi, bổ sung nhiều lần thì ghi các năm sửa đổi, bổ sung;

– Đối với văn bản được viện dẫn là nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi viện dẫn lần đầu phải ghi đầy đủ tên văn bản và số, ký hiệu văn bản; đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung; khi viện dẫn lần tiếp theo chỉ ghi tên loại văn bản và số, ký hiệu văn bản;

– Đối với văn bản khác, khi viện dẫn lần đầu phải ghi tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản. Đối với văn bản đã được sửa đổi, bổ sung thì ghi thêm sau tên gọi của văn bản cụm từ “được sửa đổi, bổ sung” và năm sửa đổi, bổ sung; trường hợp được sửa đổi, bổ sung nhiều lần thì ghi các năm sửa đổi, bổ sung. Khi viện dẫn tiếp theo, ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.

Việc viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản thì phải nêu rõ số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản hoặc thứ tự điểm; trường hợp viện dẫn đến văn bản khác thì phải nêu thêm tên văn bản.

Bản quyền: LawFirm.Vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *